Vải Viscose là gì? Đặc tính và các ứng dụng phổ biến

Vải visco hay vải viscose là một loại vải khá thông dụng và phổ biến trên thị trường hiện nay. Nó chiếm phần lớn và được nhiều người yêu thích. Cùng đi tìm hiểu thêm về những đặc tính tối ưu của loại vải này nhé.

VẢI VISCOSE LÀ GÌ?

Viscose vốn là chất liệu được làm từ chất xơ của sợi cenllulosse tái sinh của các loại cây như đậu nành, tre, mía,…. Cấu trúc của sợi vải này tương tự với cotton và thường được sử dụng trong may mặc các sản phẩm dành cho mùa hè như váy, áo,…

Cấu trúc của sợi visco là một loại sợi mịn, không đàn hồi.

Viscose Rayon bắt nguồn từ châu Âu. Chất liệu này được nhà khoa học và nhà công nghiệp người Pháp Hilaire de Chardonnet (1839-1924) phát minh và phát triển thành chất liệu thương mại sau đó để thay thế cho tơ tằm.

Quy trình sản xuất vải Viscose lần đầu tiên được cấp bằng sáng chết vào năm 1892 do các nhà khoa học người Anh là Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle tạo ra.

Đến năm 1905, rayon viscose thương mại đầu tiên đã có mặt trên thị trường.

ĐỘ PHỔ BIẾN ?

Vải Viscose được ứng dụng phổ biến trong ngành dệt may. Bạn có thể bắt gặp sự xuất hiện của chất liệu này trong các sản phẩm như: đồ trượt tuyết, quần áo thun thường ngày, jacket, váy đầm, áo sơ mi,… Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để sản xuất vỏ bọc, giấy bóng kính, đồ trang trí nội thất,…

ƯU ĐIỂM 

  • Đa năng – pha trộn rất tốt với các sợi khác
  • Thoáng khí
  • Giữ màu sắc tuyệt vời
  • Chất hấp thụ cao
  • Rất mịn
  • Không làm nóng cơ thể
  • Mềm mại và thoải mái
  • Không tốn kém

NHƯỢC ĐIỂM

  • Dễ bị nhăn (thường xuyên treo áo trên móc khi không sử dụng để hạn chế bị nhăn)
  • Giảm chất lượng nhanh khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp (hạn chế phơi dưới ánh nắng trực tiếp)
  • Nhạy cảm với nấm mốc (Cần bảo quản ở nơi khô ráo có độ ẩm không quá thấp

CÁCH BẢO QUẢN 

Nên giặt bằng tay và dùng nước lạnh đối với các sản phẩm may mặc được làm từ vải viscose, đặc biệt lưu ý trong quá trình giặt nên tránh vắt hoặc làm xoăn bề mặt vải

  • Nên giặt vải bằng tay và sử dụng nước lạnh. Tránh vắt hay xoắn vải.
  • Nếu giặt máy nên chọn chế độ quay nhẹ nhàng nhất. Nguyên nhân là do chất liệu này rất dễ bị co giãn.

Để hấp thụ hết nước sau khi giặt nên dùng chiếc khăn bông khô mềm để thấm hết nước trên đó và treo lên móc để sản phẩm khô tự nhiên.

Ngoài ra cũng nên sử dụng các loại bột giặt dịu nhẹ lành tính để làm sạch vải viscose, nên tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến độ bền và cấu trúc sợi vải bị phá vỡ.

CÁCH NHẬN BIẾT 

Theo phương pháp trực quan: mặt vải cứng, bóng, lâu thấm nước. Khi đã thấm nước thì vải cứng và dễ xé. Nếu cầm một sợi vải và kéo đứt thì chỗ đứt bị xù lông xơ, to và cứng.

Bằng phương pháp đốt: Khi đốt thì vải cháy rất nhanh, cực ít tro hầu như là không có. Mùi giống như là giấy cháy.

Vải cotton là gì? Ưu và nhược điểm của vải cotton

Trả lời

Giỏi hàng
Recently Viewed
Danh mục